*Chuong19_THOÁT VÒNG TỤC LỤY

Chương Mười Chín
Ngọc Lâm Quốc Sư tuy còn ít tuổi, song tài, đức vẹn toàn, ngài lại có chí chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh, nên bất luận lúc nào ngài cũng cố dùng năng lực để ảnh hưởng đến Thuận Trị, muốn nhà vua phải xét đến nỗi khổ cực của nhân dân, và thành tâm hộ trì Phật giáo.

Thuận Trị Hoàng Đế cũng là một vị vua sáng suốt, nhân từ, trên được Ngọc Lâm Quốc Sư chỉ dẫn, dưới có các hiền thần giúp đỡ, cho nên chính trị đầu đời nhà Thanh thịnh vượng, nước giầu, dân mạnh và đâu đâu cũng ca khúc thanh bình.Đức tướng trang nghiêm của Ngọc Lâm Quốc Sư tràn đầy nhân tính rực rỡ, trong cung mặc dầu ngài ít nói cười, song không ai là không tôn kính và cảm mến cái phong độ giản dị và hiền từ của ngài.Bốn năm năm sống cuộc đời nay đây, mai đó đã quen rồi, nay bỗng trở về hoàng cung, dĩ nhiên Ngọc Lâm Quốc Sư cũng có cảm giác không được tự nhiên, ngài ngồi trong phòng trầm tư, nhưng phía ngoài có rất nhiều ngự lâm quân bao vây hộ vệ; lúc ngài ra vườn hoa để tản bộ, những vệ binh ấy cũng theo xa xa sau ngài. Đã mấy lần Ngọc Lâm Quốc Sư bảo họ về nghĩ ngơi, nhưng họ đều nói là họ phụng mệnh Hoàng Thượng bảo vệ an ninh của quốc sư, nên không giờ phút nào họ dám xa Quốc Sư.Ngọc Lâm Quốc Sư đi đâu cũng phải tiền hô hậu ủng, người khác thì cho thế là oai hùng, vĩ đại lắm, song đối với ngài đó chỉ là điều ràng buộc, con người vốn phải tự do, thế mà lại bị danh lợi, quyền thế trói buộc. Nhưng chủ ý của Ngọc Lâm Quốc Sư là muốn hoằng dương Phật pháp, nên phải nhẫn nại, đối với khổ nạn cũng phải nhẫn nại, mà đối với vinh hoa, danh vọng cũng phải nhẫn nại, thân tuy sống trong cảnh nhung lụa, song tâm đừng tham luyến, thế cũng là tự tại rồi.Anh chàng thanh niên họ Mã đã đánh cuộc với Ngọc Lâm Quốc Sư dưới thuyền, lúc này thấy trên từ Thiên Tử dưới đến thần dân trong hoàng cung đều tôn kính ngài, chàng ta cũng bị quyền thế bắt phải tôn kính. Hiện giờ anh ta hầu hạ Quốc Sư, thôi thì dâng trà, lấy nước, cái gì cũng phải làm đúng nghi lễ hoàng cung, tuy bề ngoài phải kính cẩn, song anh ta cũng ức trong lòng. Chàng tự thấy bao nhiêu ước vọng khi ra đi đã tan thành mây khói; chàng về Kinh ứng thí mục đích để lập công danh, mở đường tiến thủ, cũng mong đứng vào hàng mũ cao, áo rộng, nào ngờ giữa đường chỉ vì mấy câu nói mà bỗng chốc trở thành anh thị giả của một người xuất gia, hàng ngày buông màn, trải nệm, hầu hạ trước sau, thật không khác những kẻ tôi đòi. Dĩ nhiên là Tiểu Mã cảm thấy áo não và oán hận vô cùng.

Vì muốn khắc phục lòng kiêu mạn, tự cao của Tiểu Mã mà Ngọc Lâm Quốc Sư phải để anh ta hầu hạ ngài. Nhưng thật tình ngài rất thương Tiểu Mã, ngài cho người đưa đến cấp dưỡng cho gia đình chàng tám mươi lạng bạc, song Tiểu Mã không hề vì thế mà cảm động, chàng không dám phản đối ngài, song chàng tức với Phật giáo, tức với tất cả mọi người xuất gia, chàng chỉ chờ cơ hội để trả thù cho nỗi nhục nhã của chàng.

Vì muốn khắc phục lòng kiêu mạn, tự cao của Tiểu Mã mà Ngọc Lâm Quốc Sư phải để anh ta hầu hạ ngài. Nhưng thật tình ngài rất thương Tiểu Mã, ngài cho người đưa đến cấp dưỡng cho gia đình chàng tám mươi lạng bạc, song Tiểu Mã không hề vì thế mà cảm động, chàng không dám phản đối ngài, song chàng tức với Phật giáo, tức với tất cả mọi người xuất gia, chàng chỉ chờ cơ hội để trả thù cho nỗi nhục nhã của chàng.

Thấm thoát ba năm trôi qua, Ngọc Lâm không thấy nỗi lòng uất hận của Tiểu Mã, ngài lấy đức từ bi đối với tất cả mọi người, ngài tưởng Tiểu Mã đã hết kiêu mạn, nên ngài thấy cũng thương.Một hôm Ngọc Lâm Quốc Sư gọi Tiểu Mã đến hỏi:

- Tiểu Mã! Con muốn làm quan không?

Tiểu Mã cố nén uất hận và trả lời một cách thảm thương:

- Bẩm Quốc Sư, kẻ tiểu nhân này lúc đầu định về Kinh, mục đích chỉ để cầu công danh.

- Đã thế để ta nói với Hoàng Thượng cho con một chức quan nhỏ.

- Cảm tạ Quốc Sư!

Tiểu Mã cúi đầu trước Ngọc Lâm Quốc Sư, ngài nghĩ ngợi một lát, rồi nhìn Tiểu Mã bằng cặp mắt hiền từ, ngài hỏi tiếp:

- Tiểu Mã! Con có biết việc trọng yếu nhất của người làm quan là gì không?

- Bẩm Quốc Sư, việc trọng yếu nhất của người làm quan là phải phục vụ và yêu dân như con!

- Bẩm Quốc Sư, việc trọng yếu nhất của người làm quan là phải phục vụ và yêu dân như con!

- Còn việc thứ hai? Ngọc Lâm Quốc Sư hỏi thêm.

- Xin Quốc Sư chỉ dạy! Tiểu nhân sẽ tuân theo lời giáo huấn của Quốc Sư!

Với giọng uy nghiêm và tha thiết, Ngọc Lâm Quốc Sư nói:
- Làm quan điều cần nhất dĩ nhiên là phải trung quân, ái quốc, chăm chỉ phục vụ và thương yêu dân, và thứ hai nữa là phải sửa mình, trau dồi đức tính, thành khẩn hộ trì Phật pháp để phát huy đạo đức, văn hóa, tạo thành một xã hội tốt đẹp, lành mạnh.

- Bẩm Quốc Sư, những việc ấy tiểu nhân có thể làm được!
Tuy Ngọc Lâm Quốc Sư cũng cảm thấy khó tin được lời hứa của Tiểu Mã, song ngài lại cho rằng con người dầu sao cũng có nhất điểm lương tâm, không nên hoàn toàn thất vọng, bởi thế ngài mới nói với Thuận Trị Hoàng Đế cho Tiểu Mã làm quan. Vì tôn kính Quốc Sư nên Hoàng Đế tuân lời ngay, và mấy hôm sau thì có thánh chỉ truyền xuống phong cho Tiểu Mã làm Tuần phủ kiêm Tổng Đốc Hồ Bắc.

Khi được biết tin ấy, Ngọc Lâm Quốc Sư cho rằng Tiểu Mã không xứng đáng với chức vụ đó, song thánh chỉ đã phê chuẩn, nói ra không tiện.
HET CHUONG 19
TraMyLove

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét