THOÁT VÒNG TỤC LỤY*Chuong 4

Chương Bốn
Cách mấy hôm, sau khi biết Ngọc Lâm đã bằng lòng kết hôn với nàng, Vương tiẻu thư trở lại khỏe mạnh.Mọi người trong tướng phủ đều bận rộn, kẻ ra, người vào tấp nập cả ngày; họ đang chuẩn bị cho lễ thành hôn của Vương tiẻu thư.

Ngày cưới rể đã đến. Ngọc Lâm vào từ biệt hòa thượng Thiên Ẩn:
- Bạch hòa thượng, con chưa phải là người tu hành đắc quả, ra đi, không biết con có giữ được bản chất của kẻ học đạo không, nhưng dầu sao con cũng xin hòa thượng từ bi chỉ dạy đôi lời để con ghi nhớ luôn luôn. Còn chức đèn hương trên điện Phật, xin hòa thượng tạm cử người thay con trong hai hôm, sau đó hãy quyết định. Vậy giờ xin hòa thượng có điều gì chỉ dạy? Sau khi hiểu rõ ý câu nói của Ngọc Lâm, hòa thượng Thiên Ẩn gật gù, nói:

- Chuyến đi này là vì làm rạng tỏ cho Đạo, quí lắm! quí lắm!

Ngọc Lâm không nói gì nữa, chàng từ biệt sư phụ rồi bước ra đi. Lúc đó những người phù rể trong tướng phủ phái ra đón rước cũng đã đến. Ngọc Lâm đỡ lấy bộ áo lộng lẫy của tướng phủ mặc vào, chàng cởi bỏ chiếc áo tu hành lam lũ ra rồi từ từ gấp lại thật vuông vắn và tỏ vẻ luyến tiếc. Những người trong tướng phủ thấy thế tủm tỉm cười, họ cho rằng chàng rể quá keo kiệt, bao nhiêu thứ trân bảo ngọc ngà đang chờ đón chàng kia rồi, mà còn cứ mân mê thương tiếc mãi manh áo nâu cũ mèm, rách mướp! Rõ thật lẩn thẩn! Song họ đâu có biết Ngọc Lâm coi chiếc áo ấy như một của báu vô giá!

Trên đường về tướng phủ, Ngọc Lâm ngồi trong xe suy nghĩ, những dòng tư tưởng lại cuồn cuộn nổi lên, chàng luôn luôn nghĩ đến câu sư phụ nói lúc ra đi, "chuyến đi này là vì làm rạng tỏ cho Đạo", đó là một việc thiêng liêng vinh diệu! Trong lòng chàng đã lập chí kiên quyết, chàng tự nhận mình là người có sứ mạng làm rạng tỏ cho đạo, chàng quyết không để cho sắc đẹp và vàng bạc lung lạc, cám dỗ!Song Ngọc Lâm cũng cảm thấy việc đó hết sức khó khăn, tuy tha thiết với đạo nhưng chàng vẫn là con người, nhất lại là thanh niên, trước sắc đẹp và tiền tài liệu chàng có khống chế nổi tình cảm không? Liệu có khỏi vẽ hổ đã chẳng thành lại hóa ra chó? Hơn nữa còn tình người, tuy Vương tiẻu thư si tình song dầu sao nàng cũng vì chàng mà thành bệnh, ngoài chàng ra, liệu có phương pháp gì cứu thoát? Cho nên chàng có cảm giác áo não, nhưng còn nhớ câu nói của hòa thượng trụ trì để tăng cường lòng tự tin của chàng.

Hôm ấy trong tướng phủ tưng bừng nhộn nhịp. Vương tể tướng cũng biết rằng cưới một vị sư về làm rể là một việc khó coi, không hợp tình lý, cho nên ngoài một số họ hàng và bạn bè chí thiết ra, ông không cho mời ai và cũng không muốn phô trương đám cưới cho linh đình.

Sau lễ thành hôn, cặp vợ chồng mới cưới được đưa đến động phòng, tân khách cũng dần dần ra về, sau một hồi huyên náo.Ngọc Lâm ngẩng đầu nhìn Vương tiẻu thư đang ngồi bên cạnh giường: yêu kiều, diễm lệ, tưởng đâu một nàng tiên giáng trần. Bất giác Ngọc Lâm cũng phải ngây ngất cảm thán trong lòng: "Ghê gớm thay nữ sắc!"Ngọc Lâm lấy lại bình tĩnh và lòng nói với lòng: "Tiểu thư, nét mặt như bông hoa phù dung của nàng chẳng qua cũng chỉ là một khối thịt, xương; vẻ yêu kiều, diễm lệ của nàng chỉ là một lợi khí giết người mà thôi." Lúc đó lòng chàng phẳng lặng như mặt biển dưới ánh chiêu dương sau một đêm sóng gió, bão táp. Bầu không khí yên lặng bao trùm gian phòng bên ngoài cũng không còn một tiếng động. Ngọc Lâm tưởng đã đến giờ phút nên chữa bệnh cho tiểu thư, chàng mới quay sang nói khẽ với nàng:

- Tiểu thư, cô thật sung sướng và cũng thật thông minh! Cô biết tìm đến tôi để đưa cô ra khỏi bể khổ.

- Đúng vậy � Vương tiẻu thư khẻ gật đầu � mong chàng đừng bỏ em, em cảm động vô cùng!
- Vậy có làm theo việc tôi chỉ bảo không?

- Dạ. Xin theo!

- Thế còn điều kiện của tôi?

- Em đã sung sướng nhận rồi!

- Thế thì tốt lắm, vậy bây giờ chúng ta bắt đầu đi niệm hương nhé?
-...? Vương tiẻu thư ngơ ngác nhìn Ngọc Lâm.

- Tôi nói là bây giờ chúng ta đi niệm một tuần hương!

Ngọc Lâm nói nhấn mạnh lại một lần nữa.

- Em chả hiểu "niệm hương" là gì cả!

Đó là một phương pháp tu hành trong các chùa � Ngọc Lâm giải thích � Chúng ta lấy một nén hương thắp lên rồi đi vòng quanh, đợi khi nào nén hương ấy cháy hết thì nghỉ. Đó cũng là một cách vận động bổ ích.
- Từ trước đến giờ em chưa làm qua. � Vương tiẻu thư nhíu mày.
- Thế thì bấy giờ làm đi � Ngọc Lâm đứng dậy lấy hương và thắp lên.

Vương tiẻu thư tỏ vẻ khó chịu.

- Tôi mong cô phải tôn trọng lời hứa!

Tiểu thư không biết làm cách nào, bất đắc dĩ phải đứng dậy.

Tôi đi trước, cô đi sau, phải trông tôi và theo đúng như tôi mà đi.
Ánh sáng hồng tràn ngập gian phòng, dưới mắt Ngọc Lâm, đó là một căn tịnh thất rất tốt để tu luyện.Trong lòng Vương tiẻu thư cũng ngầm thán phục đạo tâm của chồng, mặc dầu hồi tục song chàng không quên việc tu trì.Như trước đã nói, Ngọc Lâm tự nhận mình chưa phải người đắc quả, vậy trước sắc đẹp sao giữ cho khỏi động tâm? Lúc này theo sau chàng, một người con gái đẹp như hoa, nàng thở hổn hển, từ hai gò má trắng mịn, những giọt mồ hôi lấm tấm, trông như những hạt châu, thỉnh thoảng một mùi thơm phưng phức hắt vào mũi chàng, Ngọc Lâm đã phải vận dụng hết nghị lực và trí sáng suốt để chống lại dục tình. Thật là một cuộc thử thách vô cùng cam go. Giờ phút ấy, phương pháp quán tưởng đối với chàng là một của báu vô giá: người mà ta tưởng là xinh đẹp kia chẳng qua chỉ nhờ sự trang diện bề ngoài, nếu đem mổ xẻ ra thì đó chỉ là một chiếc túi da chứa đựng bao nhiêu thứ hôi thúi, và là tổ của vi trùng. Nhờ thế mà lý trí chàng rất sáng suốt, và câu "chuyến đi này là vì làm rạng tỏ cho Đạo", trở thành một bó đuốc rực rỡ soi đường chỉ nẻo cho chàng để thực hiện kế hoạch.

Vạn vật như chìm trong cảnh tỉnh mịch của đêm khuya, không một âm thanh đồng vọng, tai Ngọc Lâm chỉ còn nghe thấy tiếng chân đi niệm hương của chàng và Vương tiẻu thư trong gian phòng trầm tỉnh của đêm tân hôn.Ngọc Lâm đi mỗi lúc một nhanh hơn và càng nhanh thì tinh thần chàng càng phấn khởi. Trái lại, Vương tiẻu thư, vì không quen, khi đi nhanh nàng thấy gần như không theo nổi. Song nén hương vẫn chưa cháy hết nên Ngọc Lâm không chịu nghỉ, vả lại chàng định làm cho nàng mệt mỏi để dục tình bớt đi.Vương tiẻu thư dùng hết sức để đi theo.

Sau một thời gian khá lâu, tóc trên đầu nàng xổ ra, rối bù, những bông hoa gài trên tóc cũng lần lượt rơi xuống, tàn tạ, lớp phấn trên má nàng gợn thành ngấn vì những giọt mồ hôi, ngoằn ngoèo như những con giun. Ngọc Lâm biết là nàng không thể đi được nữa, chàng mới bảo nàng dừng lại bên cạnh một tấm gương. Lòng tiểu thư khấp khởi mừng thầm. Nàng đứng sát vào Ngọc Lâm.

Vừa nói Ngọc Lâm vừa đưa tay đỡ thân hình mềm mại, ẻo lả của Vương tiẻu thư định ngả vào người chàng. Nàng miễn cưỡng đứng thẳng lại.
- Cô xem tôi có đẹp không? � Ngọc Lâm hỏi.

Giọng tiểu thư nũng nịu và nàng mỉm cười duyên.

Thân hình của Ngọc Lâm vốn đã đẹp trai, sau khi đi niệm hương, cặp má chàng lại ửng hồng trước mắt Vương tiẻu thư, chàng là một thần tượng tượng trưng cho vẻ đẹp trang nghiêm.

- Tiểu thư, mời cô hãy đến trước tấm gương xem!

Vương tiẻu thư lắc đầu.

- Cô hãy nhìn lại dung nhan một chút.
- Thôi....

Không soi gương thì thôi, chứ nếu soi Vương tiẻu thư cũng phải ngán, cái thân yêu kiều, diễm lệ của nàng lúc này trông như một con ma trơi: đầu bù tóc rối, những vệt phấn loang lổ đầy mặt, mồ hôi nhễ nhãi, thật nàng không tưởng tượng được rằng, đêm tân hôn, trước mặt người chồng, thân hình nàng bỗng trở nên khó coi đến thế

- Nếu nói theo quan niệm đẹp, xấu của thế gian, thì dung mạo của cô như thế này có đáng làm vợ tôi không? Giả sử một người chưa từng biết cô bao giờ mà lúc này được thấy cô, chắc họ phải chạy!Vương tiẻu thư xấu hổ, cúi đầu, nàng bỗng nhớ lại quãng đời tiền kiếp khi dâng phong bao, nàng đã làm cho sư ông thư ký (tiền kiếp của Ngọc Lâm) phải hổ nhục.

Vương tiẻu thư khẽ gật đầu.

- Song, với tôi, trái lại, chính vì đẹp đẽ thế này nên tôi mới xuất gia!

Ngọc Lâm bỏ mũ ra, để lên mặt bàn:

- Điều đó có lẽ cô không hiểu, vì tôi muốn đem vẻ đẹp của hình hài để đổi lấy vẻ đẹp của sự sống. Bởi lẽ vẻ đẹp hình hài của chúng ta ngắn ngủi, tạm bợ, như bông hoa sớm nở, tối tàn, còn vẻ đẹp của sự sống thì mãi mãi bất diệt. Cô đừng tưởng vẻ thanh tú của tôi sẽ mãi mãi như thế này, năm tháng trôi qua, một ngày kia tuổi xuân tàn tạ, tôi sẽ trở thành một ông lão tóc bạc, da mồi, chính cái thân của cô rồi cũng vậy. Đang lúc thanh xuân mặt hoa da phấn, điểm trang lộng lẫy, nhưng rốt cuộc rồi cũng chỉ là một đống xương tàn chôn ngoài đồng hoang, nội cỏ. Nghĩ đến kiếp sống vô thường của con người, chúng ta há lại ham mê vẻ đẹp hình hài giả dối và ngắn ngủi hay sao?
Mấy giọt lệ lượn quanh tròng mắt của Vương tiẻu thư, Ngọc Lâm nói tiếp:
- Chao ôi! Cuộc hành trình của kiếp người mờ mịt, chúng sinh trôi dạt trong biển khổ mênh mông mà ít người nghĩ đến bến bờ chung cùng của mình.

Ngọc Lâm như nói với Vương tiẻu thư, nhưng cũng lại nhắc nhở cho bản thân chàng. Vương tiẻu thư gục đầu xuống bàn nức nở.

Bao nhiêu người đang sầu não, đắm chìm trong sự mê muội, tại sao chúng ta không nghĩ đến họ, lại cứ khăng khăng tìm hạnh phúc cho riêng mình? Tôi vì muốn thoát vòng tục lụy và vì chân hạnh phúc của mọi người, mới xuất gia học đạo, mong vượt qua bể khổ sinh tử, không ngờ kiếp trước đã có duyên nghiệp với cô, nay phải bỏ giới, hồi tục, thế là cô muốn tôi phải chìm đắm mãi trong vòng luân hồi...

Chàng, chàng đừng nói nữa, em đau lòng lắm rồi!

Vương tiẻu thư có vẻ đau đớn, chặn ngang lời Ngọc Lâm.

- Tôi thấy chúng ta đắm đuối như thế này, há không đau lòng thật hay sao?
- Em đã biết rõ sự ngu si của em rồi, em không nên ràng buộc chàng, không nên hại chàng, không nên ép chàng hồi tục, sáng mai chàng hãy trở về chùa tiếp tục tu học!

Vương tiẻu thư vừa nói vừa lau nước mắt, tỏ ra cương quyết, không còn một chút "nhi nữ thường tình" trong thái độ của nàng.

- Song, tôi yêu tất cả mọi người, tôi cũng yêu cô tha thiết, tôi không nỡ thấy cô phải khổ!

Vương tiẻu thư quá xúc động, bất giác những giọt lệ lại từ từ lăn xuống hai gò mà nhợt nhạt của nàng. Lúc này nàng thấy Ngọc Lâm không phải người con trai có thân hình đẹp làm nàng mê say, mà nàng có cảm tưởng chàng là một vị hiện thân Bồ Tát, từ bi, thanh tịnh!

- Ngọc Lâm! ? không, thầy! Xin thầy đừng lo!

Vương tiẻu thư nắm chặt lấy tay Ngọc Lâm:

Tôi đã hiểu mình phải tìm cách vượt ra ngoài hố sâu của khổ đau rồi; tôi rất kính phục thầy, nhân cách và tình thương của thầy đã làm tôi cảm động, giờ đây tôi chỉ thấy thầy là người cao cả, siêu việt! Tôi đã phạm một tội lớn, đã cản trở bước tu tiến của thầy, xin thầy tha thứ; nếu thầy vẫn thương tôi, xin thầy hãy chỉ cho con đường nên đi, để tôi cũng được siêu thoát!

- Tôi sợ cô chưa bỏ được sự sung sướng giả tạm ở thế gian!

- Tôi xin hứa trước mặt thầy, thầy hãy tin tôi!

- Sau đừng hối hận?

- Quyết không bao giờ hối tiếc!

- Vậy tôi khuyên cô cũng nên xuất gia tu học.

Sau khi suy nghĩ một lát, Vương tiẻu thư nói một cách quả quyết:
- Vâng. Tôi xin tuân theo lời chỉ dạy của thầy. Mai tôi sẽ bẩm với cha mẹ tôi, tôi chắc người cũng sẽ vui lòng, và tôi tin rằng người còn sung sướng hơn khi thấy tôi gặp được một vị minh sư.Ngọc Lâm rút tay mình ra khỏi bàn tay của Vương tiẻu thư, trên môi nở một nụ cười khoan khoái, hiền từ.
Từ phía đông, vừng hồng cũng bắt đầu ló dạng.
HET CHUONG 4
TVHS
TraMyLove




THOÁT VÒNG TỤC LỤY*Chuong*1*2*3

Chương Một

Hôm ấy trong chùa Sùng Ân các sư đang rộn rịp chuẩn bị để đón tiếp một đại thí chủ, đó là Vương tiểu thư, con quan Tể Tướng của đương triều sắp đến lễ Phật.
Khắp nơi trong chùa đều được quét dọn sạch sẽ, duy có trên chính điện thì trái lại vị hương đăng trẻ tuổi Ngọc Lâm, có tiếng là chăm chỉ, hôm ấy lại để cho bề bộn, không chịu dọn dẹp.

Thường ngày, trên chính điện đèn nến lúc nào cũng sáng trưng, nhưng hôm nay tại sao Ngọc Lâm lại tắt sớm? Trong lư trầm suốt ngày nghi ngút, mà hôm nay thì không một làn khói quyện; chiếu ngồi để lung tung và tàn hương, bụi bậm từ hôm qua vẫn còn y nguyên không hề bao sái.

Thầy Duy Na (1) đi quan sát một lượt, thấy trên chính điện bừa bãi như thế, mới gọi sư bác
hương đăng Ngọc Lâm bảo dọn dẹp thì Ngọc Lâm chỉ ậm ừ, rồi bỏ đấy. Ai cũng biết Ngọc Lâm là người đệ tử thứ hai của Hoà Thượng Thiên Ẩn, trụ trì chùa Sùng Ân. Vì còn ít tuổi

nên Ngọc Lâm có tính hiếu thắng ngạo nghễ, nhưng vì sợ Hoà Thượng trụ trì nên thầy Duy Na cũng làm ngơ không nói.

Mọi người đều hiểu cá tính của Ngọc Lâm, chàng an phận thủ thường, gặp ai cũng niềm nở, duy đối với người quyền thế thì không bao giờ chàng chịu cúi đầu; chàng còn coi thường cả những ai khúm núm trước quyền thế. Chàng cũng biết là hôm nay Vương tiểu thư sắp đến chùa, trong chùa đang rộn ràng sửa soạn để nghinh tiếp, chính lúc mọi người nhộn nhịp như vậy, thì Ngọc Lâm lại tỏ ra lãnh đạm với việc đó. Song Ngọc Lâm cũng là người rất biết điều, sau hai lần khuyên bảo của thầy Duy Na, chàng tự nghĩ bất luận người nào đến chùa lễ, chàng cũng phải làm tròn bổn phận của mình, vì công việc của Ngọc Lâm là bao sái, quét dọn trên chính điện.

Chính lúc Ngọc Lâm đang cầm chổi quét chùa thì trước mặt chàng một giọng nói lanh lảnh vọng lên:

  • Hôm nay Thiên Kim tiểu thư sắp lên dâng hương, tại sao bác không lo quét dọn Phật điện cho sớm
 Đó là giọng nói của Thúy Hồng, người tỳ nữ của Vương tiểu thư trong Tướng phủ đến báo trước

Ngọc Lâm ngẩng đầu nhìn qua rồi lại lẳng lặng đưa ngọn chổi, không nói nửa lời.

Thiên Kim tiểu thư sắp đến nơi rồi! Bác quét mau lên!
*Thiên Kim tiểu thư sắp đến nơi rồi! Bác quét mau lên!

Đứa thị tỳ thấy Ngọc Lâm vẫn cứ đàng hoàng, không tỏ vẻ vội vàng, nó thúc dục.

*Thiên Kim tiểu thư của cô đã vào cái thá gì! Cô có biết tôi đây là một vị Vạn Kim Hoà Thượng không?

Câu nói của Ngọc Lâm làm cho Thúy Hồng phát tức, hơn nữa, cũng vì câu nói đó mà cuộc đời tu hành của Ngọc Lâm gặp cơn giông tố bão bùng.
*Hòa Thượng! Bác cả gan thế kia à? Bác dám khinh thường tiểu thư con Vương Tể Tướng?

Tôi hãy mách tiểu thư để xem Bác có mấy đầu?
*Úi cha! Cô có thể đem quyền thế dọa nạt người khác chứ không dọa nạt được tôi đâu. Thiên Kim tiểu thư nhà cô có khác gì cô? Nàng thường dựa vào thế lực của cha, cũng như cô dựa vào thế lực của nàng, để bắt nạt thiên hạ.

*Bác không muốn sống nữa hả?

Đôi mắt Thúy Hồng tròn xoe, nàng lại dùng lời hống hách hơn để uy hiếp Ngọc Lâm
*Sao không muốn sống? Tôi không làm gì phạm pháp, ai dám bắt tôi chết? Các người muốn đến chùa thì cứ đến, việc gì phải báo trước? Còn quét chùa hay không là việc của Hòa Thượng, can gì đến các người mà đến đây sai khiến!

*Song người sắp đến lễ hôm nay là Thiên Kim tiểu thư, bởi thế tôi có thể sai khiến bác?

*Người hiện đang cầm chổi quét chùa đây là một Vạn Kim Hòa thượng, bởi thế yêu cầu cô thu hồi mệnh lệnh đó về!

Ngọc Lâm vẫn thản nhiên đưa ngọn chổi, Thúy Hồng tức ứ cổ không nói thêm được một câu gì, lập tức trở về Tướng phủ, đem chuyện thuật lại cho Vương tiểu thư.
Dọc đường nàng càng nghĩ càng bực, chân nàng bước dồn; nàng nhớ lại từ khi nàng vào Tướng phủ hầu hạ tiểu thư, nhờ được tiểu thư coi như người thân tín, nên đến đâu ai cũng phải kính nể, không ai dám trái lời, cãi lại, thế mà hôm nay gặp phải ông sư dám khinh thường đến tiểu thư của mình, nếu không nói cho tiểu thư biết, thì sau này ông ta còn coi thiên hạ vào đâu. Nàng vừa đi vừa nghĩ lan man, mãi quá nửa giờ sau mới về tới dinh Tể tướng, chính lúc đó thì Vương tiểu thư đang sắp lên chùa.
*Thưa cô! - Thúy Hồng vừa đi bên cạnh vừa nói - Ở chùa Sùng Ân có một ông sư vô lễ quá ạ.
*Con quái, cô cấm mày không đuợc nói xấu các sư!

Vương tiểu thư tỏ một phong độ khuê môn đài các.
*Ông sư giữ việc đèn hương trên điện Phật nói là cô cậy quyền thế Tướng quốc...

*Ông ấy nói sao thì nói, để ý làm gì?

*Con bảo Thiên Kim của tôi sắp đến dâng hương, song ông ấy nói....
Thúy Hồng ngừng một lát rồi nói tiếp:
*Nhưng con chả dám nói với cô!

Vương tiểu thư tò mò:


*Ông ấy nói sao?
Thúy Hồng hờn mát cong cớn:
*Thôi, con chả dám nói nữa!

*Cứ nói đi, cô không làm gì đâu mà sợ!

*Ông ấy bảo ông là Vạn Kim Hòa thượng! Mười Thiên Kim tiểu thư mới bằng một mình ông ấy kia!

*Thế hả, ông ta dám nói thế kia à? - Vương tiẻu thư cũng nghi ngờ - Thúy Hồng! Lát nữa đến chùa con thử chỉ cho cô xem mặt mũi ông sư đó ra sao nhé
Thúy Hồng thấy tiểu thư cũng phải tò mò vì câu nói của nó, nó khoái chí, cười thầm, rồi im lặng theo sau xe.
Sau khi Vương tiẻu thư và Thúy Hồng lễ Phật xong, thầy tri khách (2) mời họ xuống phòng khách uống trà.

*Thôi! - Tiểu thư đáp - Điện Phật trang nghiêm thanh tịnh lắm, cho chúng tôi đứng đây chiêm ngưỡng một lúc.

Theo thói quen trước kia, mỗi lần Vương tiểu thư đến chùa, sau khi lễ Phật xong, đều đi xem các nơi, hoặc xuống nhà khách uống trà. Song hôm nay tại sao tiểu thư cứ ở ỳ trên Phật điện? Ngoài Thúy Hồng là người duy nhất hiểu chuyện ra, còn không ai biết hoặc chú ý đến việc ấy cả.
Vương tiẻu thư tự nghĩ: "Xem vị sư đại ngôn ấy hình thù thế nào mà dám tự xưng là Vạn Kim Hòa thượng, nếu là một vị sư lôi thôi, lếch thếch thì phải thưa với Hòa thượng trụ trì răn bảo vị ấy mới được!"

Thúy Hồng trong tâm cũng tính toán: "Vương tướng quốc, phu nhân và tiểu thư đều sùng tín đạo Phật, họ thường đến chùa lễ bái, mà mỗi khi họ đến là mình phải đi báo tin trước, nếu các sư ở chùa này khinh thường lời nói của mình, thì trong tướng phủ còn uy phong gì nữa? Giết gà để dọa khỉ, hôm nay phải xin tiểu thư cho cái ông đại ngôn ấy một bài học để làm gương cho các sư khác, phòng sau này mình đi lại trong chùa không còn ai dám ho he nữa!"

Thời gian mỗi phút mỗi qua, Vương tiẻu thư cố đợi chờ, song vẫn không thấy bóng dáng Ngọc Lâm xuất hiện.

Vương tiểu thư gọi Thúy Hồng đến bên:

*Tại sao không thấy vị sư ấy đâu?

*Con cũng không biết sao lúc này lại không thấy cái ông quỷ ấy!
*Vậy ông ta làm chức gì ở trong chùa?

*Ông giữ chức đèn hương trên Phật điện!

*Sao con biết?

*Con thấy ông ta bao sái bụi bậm trên Phật điện.
Nghe xong, Vương tiẻu thư bèn nghĩ ra một kế, liền quay về phía thầy tri khách, nói:
*Bạch thầy! Chúng tôi xin về đây!

*Mời tiểu thư ở lại dùng bữa cơm chay đã.

*Xin cảm ơn thầy, má tôi dặn phải về ngay.

Vương tiẻu thư vừa nói vừa đưa ra một gói to hương và nến:
*Bạch thầy, nhờ thầy kêu hộ sư bác hương đăng, đưa cho bác gói hương nến này nhờ bác hàng ngày thắp cúng Phật, vì chúng tôi không hay đến lễ luôn được.

*Vâng! Thầy tri khách đáp
Vương tiẻu thư bảo Thúy Hồng dở hết hương nến để lên mặt bàn
*Ngọc Lâm, Ngọc Lâm à! � Tiếng thầy tri khách vang lên.

Tiếng gọi của thầy tri khách xé tan sự trầm tĩnh trong Phật điện, song không thấy ai đáp cả; trái lại chỉ thấy phản ứng trong lòng Vương tiẻu thư: nàng đã biết tên vị sư mà nàng muốn nhìn mặt đó là Ngọc Lâm.
*Ngọc Lâm à, Ngọc Lâm! Thầy tri khách lại cất tiếng gọi oang oang.

Ngọc Lâm từ trong một căn phòng nhỏ đằng chái chùa sau Phật điện đi ra đường hoàng, bệ vệ. Thầy tri khách thấy Ngọc Lâm lại dục:
*Mau lên! Vương tiẻu thư có việc nhờ bác đây!

Thúy Hồng trông thấy liền chỉ vào Ngọc Lâm và ghé sát tai Vương tiẻu thư khẽ nói:
*Đó, chính ông sư ấy đó!

Vương tiẻu thư đưa mắt nhìn và vô cùng kinh ngạc. Thật vậy, thái độ của Ngọc Lâm tuy đường bệ đĩnh đạc song không thể che giấu nổi đôi mắt thông minh anh tuấn, bộ diện phương phi, làn da trắng mịn và một vẻ đẹp trang nghiêm. Cuối cùng Vương tiẻu thư không quên mình là người con nhà khuê môn, đài các, nên nàng khắc phục được tình cảm ngay và chắp tay chào Ngọc Lâm, cố tỏ ra như không có gì khác thường.
*Bạch bác, mỗi ngày trên Phật điện thắp hết bao nhiêu nến?

Vương tiẻu thư đăm đăm nhìn Ngọc Lâm.
*Hết ba ký - Ngọc Lâm khẽ trả lời.

*Thế còn hương?

*Thắp hết lại thắp, không có tính. � Ngọc Lâm nói nhát gừng.

*Trong chùa có tất cả bao nhiêu các sư?

*Cô hỏi thầy tri khách, tôi không biết. � Ngọc Lâm vừa nói vừa chỉ vào thầy tri khách đang đứng bên cạnh.

*Có bốn trăm hai mươi tám vị! � Thầy tri khách đáp như đã thuộc lòng
*Pho tượng chính giữa kia có phải là tượng đức giáo chủ Thích Ca không?

Vương tiẻu thư vẫn cứ hỏi Ngọc Lâm.
*Bạch thầy tri khách ạ! � Ngọc Lâm lại nhờ thầy tri khách đáp hộ.
*Thưa phải, đó là tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni! � Thầy tri khách đưa tay chỉ vào pho tượng.

Vương tiẻu thư thấy hỏi mãi không tiện, liền trao hương nến cho Ngọc Lâm rồi cáo từ. Thúy Hồng thấy tiểu sắp ra về, nó đưa mắt nhìn tiểu thư song nàng chỉ mỉm cười và giả vờ như không biết. Thầy tri khách có mời tiểu thư lưu lại dùng cơm một lần nữa, nhưng nàng nhất định về nên thầy tiễn chân nàng ra khỏi cổng chùa.
Trên đường về, mặc dầu cô Thúy Hồng theo bên cạnh xe, song Vương tiẻu thư không nói một câu gì. Cõi lòng nàng hoàn toàn đã bị hình ảnh của một người nào ngự trị. Thúy Hồng oán ngầm Vương tiẻu thư sao không khiển trách Ngọc Lâm để nàng cũng có cơ hội phụ họa để trả thù.

Thúy Hồng bưng vào một tách trà:

*Thưa cô, cô có vẻ mệt lắm.

*Cô cũng cảm thấy thế!

*Vậy cô cần phải nghỉ ngơi thật nhiều!

Vương tiẻu thư im lặng nhìn Thúy Hồng.
*Đáng hận là trên thế giới này lại còn có một vị Vạn Kim hòa thượng khiến cho vẻ xán lạn của Thiên Kim tiểu thư giảm bớt!
Thúy Hồng như tự nói với mình, nhưng chủ ý để khiêu khích Vương tiẻu thư.
*Tõi sao người ta lại không có quyền tự xưng là Vạn Kim Hòa thượng
Bỗng nhiên Vương tiẻu thư trở mình ngồi dậy.
Vẻ ưu tú của Ngọc Lâm, phong độ văn nhã và trầm mặc của người tu hành, đã in sâu vào tâm trí Thiên Kim tiểu thư.

*Dĩ nhiên là không thể được, cô bất quá cũng chỉ xưng là Thiên Kim, có đâu một vị sư mà dám nhận là Vạn Kim?

Thúy Hồng là người hầu gái của tiểu thư, ngoài Vương tể tướng và Vương phu nhân ra, nàng chỉ còn biết có tiểu thư.
*Con nói đúng, giả sử là vị sư khác thì không thể tự nhận như thế được, song vị sư hương đăng mà chúng ta thấy ở chùa Sùng Ân chỉ xưng là Vạn Kim hòa thượng chứ dẫu có xưng là ức kim hòa thượng cũng xứng đáng!

*Vị sư ấy coi người có vẻ thanh tú nhưng tính tình quá kiêu ngạo
Lúc nầy Thúy Hồng cũng đã hiểu được một phần nào tâm tư của Vương tiẻu thư, song nó vẫn hoàn toàn không nhận cử chỉ của nó lúc mới đến chùa là vô lý.
*Con quái, mày muốn các sư cũng phải khúm núm đối với mày hả?
*Dạ! Dạ! Thưa Thiên Kim tiểu thư, con không dám nói nữa ạ!

Làm tôi tớ điều cần nhất là phải hiểu ý của chủ nhà, sau khi Thúy Hồng thấy được tâm tư của Vương tiẻu thư, nó liền đổi giọng nói:
*Đúng thế, phong tư của vị sư ấy không phải tầm thường, nhất định phải là người học rộng.
Cô thấy dáng người thanh tú và thái độ văn nhã của ông liền cho ông là một vị hòa thượng đáng giá vạn cân vàng!
Vương tiẻu thư nằm xuống nở một nụ cười đắc ý rồi úp mặt xuống giường
Nàng là một người con gái quí tộc, khuê các trong một xã hội cổ thời, sống theo một nền luân lý nghiêm khắc và dưới một chế độ "nam nữ thụ thụ bất thân" nên khi được gặp Ngọc Lâm thì tình yêu cũng bắt đầu nẩy nở trong lòng nàng. Song phong tục, lễ giáo và chế độ xã hội không cho phép nàng được gần gũi người yêu như con gái thời nay, nên Vương tiẻu thư đành phải ôm mối tình thầm lặng, một mình vò võ sống trong một thế giới ước mơ và tưởng nhớ.

Từ đó trở đi mỗi ngày nàng mỗi kém ăn kém ngủ, thân thể càng ngày càng ốm gầy nàng đã mắc bệnh tương tư.

Trên giường bệnh nàng luôn luôn mê mộng, có khi trong giấc chiêm bao, nàng hoảng hốt nhớ lại quãng đời tiền kiếp của nàng và Ngọc Lâm cách hai mươi năm về trước.

Cước Chú:

1) Người có trách nhiệm trông coi công việc của tăng chúng trong chùa, tương đương một người giám thị trong một học đường. (20 Người có nhiệm vụ tiếp khách trong chùa.

Het Chuong 1
HET CHUONG 1
TraMyLove

Chương Hai


 Đây là mẩu đời tiền kiếp, cách hai mươi hoặc ba mươi năm về trước.Bấy giờ Ngọc Lâm cũng đi tu và làm chức thư ký tại một cảnh chùa nọ. Vương tiẻu thư lúc đó là con gái của một nhà hào phú, cả gia đình nàng đều là tín đồ thuần thành của Phật giáo.Cha nàng không may mất sớm. Mẹ nàng lên chùa xin tụng kinh lễ bái trong bảy ngày để cầu nguyện cho vong hồn người quá cố được siêu sinh tịnh độ. Nàng cũng theo mẹ nàng lên chùa. Khi đến cửa chùa nàng thấy hai con sư tử bằng đá đứng một cách uy nghiêm, hùng vĩ; tiến vào trong, nàng thấy trên tường hai tấm bảng trà và thang dán hai bên đầu hồi chùa.

*Má ạ, chữ viết trên hai tấm bảng kia đẹp quá!

Nàng là người con gái yêu văn thơ; nàng đã được cha nàng dạy làm thơ và chữ nàng viết rất tốt. Hôm nay tình cờ được thấy nét chữ trên những tấm bảng ấy, bất giác nàng cảm thấy mê say.
*Chữ con viết cũng đẹp vậy � Mẹ nàng âu yếm nói.

*Hư.... chữ của con đâu có được thế, thưa má � Nàng vừa nói vừa đưa tay chỉ lên những tấm bảng cho mẹ nàng coi.

*Thế từ hôm nay về con cố rán luyện tập thêm � Mẹ nàng nói
*Con in lấy mấy chữ trên bảng về làm mẫu để tập viết theo.

*Khỏi phải mất công! � Mẹ nàng nói � Để mẹ bạch hòa thượng trụ trì xem sư ông nào viết chữ tốt như thế thì xin vị ấy viết cho con cái phóng rồi đưa về mà tập.

*Dạ, phải đấy má ạ � Nàng sung sướng nắm lấy tay mẹ nàng � Má thương con quá!

Hòa thượng trụ trì sai sư ông thư ký viết một trang phóng đúng như chữ trên tấm bảng trà, thang, rồi sáng hôm sau ngài đưa cho mẹ nàng.Chữ phóng giống hệt như lối chữ trên bảng, nàng được tờ giấy chữ phóng như được một vậy báu; nàng chỉ cho mẹ nàng từng nét rồi khen lấy khen để! Thật là thần bút! Mẹ nàng tuyệt không hiểu thế nào là chữ tốt, chữ xấu, song thấy con tán tụng, bà cũng cứ gật đầu lia lịa để chiều ý con.Nàng vân vê tờ giấy phóng, càng nhìn càng thấy đẹp, rồi từ chỗ say mê nét bút nàng bắt đầu tưởng nhớ đến người đã viết nên những chữ đó.
Lúc đầu nàng tự nghĩ vẩn vơ: "Vị sư viết những chữ này nhất định phải là một người có tài, và sợ có lẽ cũng đã bốn, năm mươi tuổi, nếu không sao lại viết những nét già dặn như thế này. Mình đã được thấy nét bút, nếu không được biết hình dáng người ấy ra sao thì thật uổng lắm. Song mình là một người con gái, làm sao tiện ngỏ ý muốn gặp vị sư ấy?" Lòng nàng cứ băn khoăn, thắc mắc về vấn đề đó đã hai ngày rồi, cuối cùng nàng nghĩ ra một kế, nàng tưởng: "Muốn thấy vị sư ấy cũng không khó, chỉ cần có cơ hội được gặp toàn thể các sư trong chùa một lượt, tất sẽ được thấy vị sư viết những chữ này. Mình phải bàn với mẹ lên chùa cúng trai tăng và phong bao mỗi vị một lạng bạc, mình đích thân dâng phong bao cho từng vị, như vậy nhất định sẽ được thấy vị sư mình muốn biết!" Đang lúc nàng tưởng dễ dàng như thế, bỗng nàng than dài: "Ờ, không được! Không được! Không biết tên vị sư viết chữ ấy là gì, dung mạo ra sao, trong khi bao nhiêu các sư đến nhận phong bao, làm thế nào mình nhận ra vị đó?"... "À! Rất dễ!" � Nàng thấy lòng khấp khởi "Mình cầm saün một tờ giấy, xin mỗi vị khi đến lĩnh tiền viết tên vào đấy, chỉ cần nhìn nét bút là mình có thể nhận ra ngay!"Hôm ấy trong chùa đông đủ. Sau khi thụ trai, mỗi vị sư đều đến viết tên mình vào tờ giấy, nhận tiền phong bao của người con gái nhà thí chủ đứng dâng. Các sư đến hết rồi nhưng người con gái vẫn chưa thấy người nào có nét bút như lối chữ viết trên bảng. Lòng nàng ngờ vực:

*Còn vị nào trong chùa chưa đến nhận tiền không? � Nàng vừa nhìn tờ giấy ghi tên vừa hỏi sư chú thị giả của hòa thượng trụ trì.
*Còn mỗi sư ông thư ký là chưa đến thôi � Chú tiểu ngây thơ đáp.
*Chú làm ơn đi mời sư ông đến nhận tiền đi!

Nàng có cảm giác hồi hộp và tim nàng đập mau hơn, chắc là chữ của sư ông thư ký rồi!Một lát sau sư chú thị giả trở lại, nói:
*Thay sao được? Tôi cần xin sư ông viết tên của người kia mà
Máu trong người nàng chạy rần rật, nàng muốn được thấy mặt người nàng hằng mong ước, nhưng tại sao người ấy lại không chịu đến?
*Từ xưa sư ông thư ký tôi ít khi ra khỏi phòng, người cũng không muốn tiếp xúc với khách lạ, tôi tưởng không nên ép buộc người!
*Ai cũng đích thân đến lĩnh, chỉ có một mình sư ông sao không thể đến được? Chú hãy đi mời sư ông một lần nữa, nếu sư ông đến, tôi sẽ dâng sư ông hai phong bao.

Nàng không phải là người gây khó dễ cho ai, song mục đích duy nhất của nàng là muốn được thấy mặt sư ông thư ký.Chú thị giả đem ý định của nàng nói cho sư ông thư ký biết.
Tại sao sư ông thư ký không chịu đến viết tên của mình để lĩnh tiền? Đó là một sự thực khổ tâm của ông.Chả là ông nghe nói tiểu thư đích thân đứng dâng phong bao, mà tướng mạo của ông thì thật không nên phô bày trước mặt một người con gái: trên đầu ông đầy sẹo, mặt rỗ, môi dày, răng vổ, mũi thấp gần như không còn trông thấy, trái lại, đôi mắt thì lồi hẳn ra, ai cũng biết ông là một người tướng mạo xấu xí, như vậy không nên đến trước một người con gái. Tuy ông thấy rõ điều đó, song chú thị giả lại đến nói là tiểu thư không những muốn ông đích thân đến lĩnh mà còn dâng ông hai phong bao, nên cuối cùng ông dùng hết sức can đảm để đi.Từ đằng xa, nàng thấy sư ông thư ký đi lại. Một lát sau thì nàng hồn phiêu, phách tán: trước mắt nàng thật là hình thù của một con quỷ dạ xoa la sát chứ không phải người! Nàng sợ quá liền tung hết tất cả rồi vừa chạy vừa la inh ỏi.Bao nhiêu người súm lại, bấy giờ nàng mới hoàn hồn; người thì an ủi nàng, người thì trách mắng sư ông thư ký:

*Sao ông lại đi nhát con người ta như vậy? Ông thử lấy gương soi lại tôn nhan của ông xem nào?

*Thấy tiền thì tối mắt lại!

*Ông làm mất hết thể diện trong chùa rồi còn gì?

Ai cũng mắng sư ông thư ký, mỗi người một câu, như những mũi kim xiên vào trái tim ông, làm cho đau nhói vô cùng!Tuy dáng người xấu xí song sư ông thư ký cũng có lòng tự tôn như mọi người khác. Sau lần tủi nhục ấy, ông thấy không còn đủ can đảm để sống nữa, bởi thế một ý nghĩ đen tối nẩy ra trong đầu óc ông: lấy cái chết để rửa nỗi nhục ấy là tốt hơn hết.
Đêm khuya thanh vắng. Vạn vật đang say sưa trong giấc mộng triền miên. Ngoài kia bóng tối bao trùm cả bầu vũ trụ, và từ xa xa vọng về tiếng dế kêu sầu. Chính lúc sợi giây oan nghiệt sắp kết liễu một kiếp người, thì ngay giờ phút ấy, hòa thượng trụ trì xuất hiện. Ngài dịu dàng đưa tay cởi sợi giây vừa được xiết chặt:

*Sư ông thư ký! Thầy không ngờ con lại có hành động như thế. Sự đẹp, xấu của người ta đều có liên quan đến kiếp trước. Nếu một người kiếp trước hay dâng hương hoa cúng Phật, hay ca ngợi vẻ đẹp của người khác, thì đời này họ được thân tướng đẹp đẽ trang nghiêm; trái lại, nếu một người kiếp này không chịu cúng dâng chư Phật và Bồ Tát để gây nhân tốt, mà lại dèm chê người khác, thì kiếp sau họ sẽ chịu quả báo xấu xa. Con đừng phàn nàn, đó chẳng qua là cái nghiệp lực kiếp trước của con đưa đến. Con tưởng muốn lìa cái xấu xa để cầu được sự tốt đẹp, mà nhờ vào cách tự sát thì thật không thể giải quyết được vấn đề.

Lời thuyết pháp của hòa thượng trụ trì như một tiếng chuông giữa đêm trường xa vắng đã thức tĩnh được giấc mê mộng của sư ông thư ký.
*Bạch hòa thượng! Hòa thượng rủ lòng thương chỉ dạy con đã thấy rõ sự ngu muội của con, song con là người xấu xí như thế này, làm cho ai trông thấy cũng ghê sợ, cũng phiền muộn còn ích lợi gì mà sống nữa?Những giọt lệ nối nhau lăn xuống hai gò má của sư ông thư ký.

*Người học Phật cần phải kiềm chế lấy mình, đừng để cho ngoại cảnh chi phối và mê hoặc; con nên biết rằng người ta sống trên cõi đời này không ai tránh khỏi những sự hưng suy, vui, khổ, khen, chê, yêu và ghét, song những cái đó đều là cảnh tượng trong chiêm bao, hư ảo, không thật có, con phải nhận chân như thế thì mới làm chủ được mình và cuộc đời mới được bình thản yên vui.

*Bạch hòa thượng! � sư ông thư ký lau nước mắt � Kiếp này con đã xấu xí như vậy, không biết kiếp sau con có còn phải chịu cái quả báo độc địa ấy nữa không?

*Con hãy chuyên cần lễ bái đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Đức Phật này có nguyện rằng hễ ai cung kính lễ bái Ngài thì người ấy sẽ được tướng mạo tốt đẹp, trang nghiêm.
Vâng theo lời chỉ dạy của hòa thượng trụ trì, từ đấy trở đi, sư ông thư ký đêm ngày kính cẩn tinh thành trước tượng Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai dâng hương lễ bái. Kiếp trước Ngọc Lâm chính là sư ông thư ký có thân hình xấu xí như vậy, nhưng nhờ công đức cung kính lễ bái đức Phật Dược Sư mà kiếp này được dung nhan đẹp đẽ, mặt như vừng trăng thu và thân như ngọc lưu ly chói rạng. Còn tiền thân của Vương tiẻu thư chính là người con gái yêu chữ đẹp, tuy nàng tin Phật, biết gây công đức song chỉ cầu phúc báo ở cõi người và cõi trời, cho nên sau khi chết được sinh làm con quan Tể tướng đại thần. "Chàng vì em mà chịu tủi nhục, vì em mà toan tự sát, lại cũng vì em mà chuyên cầu lễ bái Phật Dược Sư để cầu cho được cái thân sáng chói như ngọc lưu ly ngày nay, chàng là một người đáng yêu, đáng kính lắm. Em nguyện mãi mãi được sống bên chàng!" Sau khi mê mộng, Vương tiẻu thư cứ sảng sốt và lảm nhảm nói những câu như thế.
Hình ảnh của Ngọc Lâm thân như ngọc lưu ly, mặt như trăng mùa thu, đã in sâu vào trí óc nàng, mỗi khi nàng mê sảng thì hình ảnh ấy lại chập chờn hiện ra trước mắt nàng.
HETCHUONG 2
TraMyLove
Chương Ba

Hình dung của Vương tiẻu thư càng ngày càng tiều tụy. Không một vị danh y nào mà không được mời vào tướng phủ, song rốt cuộc chẳng có hiệu nghiệm gì cả, mà bệnh tình của tiểu thư mỗi lúc một trầm trọng thêm. Bầu không khí tưng bừng, vui tươi trong tướng phủ trước kia, giờ đây đã bị một làn mây ảm đạm che kín, Vương phu nhân vội viết thư cho người vào triều mời Tướng quốc về.Họ hàng thân thuộc và những người quen biết đều lo thay, họ cho rằng Tướng quốc và phu nhân chỉ sinh được một mình Thiên Kim tiểu thư, giả sử tiểu thư có mệnh hệ nào, thì họ đau đớn biết mấy. Vả lại tiểu thư cũng là người quí mến, từ trước đến nay không biết bao nhiêu người được tiểu thư giúp đỡ.Tướng quốc và phu nhân lo sầu, bối rối, không biết làm thế nào, họ chỉ còn cách hy sinh bất cứ cái gì nếu có thể làm cho con gái họ qua khỏi.Song vẫn chưa ai biết rõ nguyên nhân chứng bệnh của tiểu thư.Sau đó phu nhân thấy thắc mắc, bà cho rằng bệnh của tiểu thư thật kỳ dị: trong nhà không có điều gì làng nàng trái ý, nàng cũng không hề cảm gió, cảm nắng, mà cũng không ăn phải vật gì có thể gây nên bệnh, thế mà tự nhiên đau ốm rồi nằm liệt giường liệt chiếu. Trong đó chắc có điều gì khúc ,Phu nhân gọi Thúy Hồng vào phòng riêng của bà:

_Thúy Hồng, bà chắc con biết rõ bệnh của cô con?

Thúy Hồng run sợ rồi phân trần
- Thưa phu nhân, con làm sao biết được bệnh của cô con?

- Con hãy ngồi xuống kia! � Bà chỉ vào chiếc ghế gần cửa phòng rồi từ tốn nói:

- Từ khi con vào giúp việc trong tướng phủ, bà và cô rất yêu mến con, hiện giờ cô đau nặng và con cũng biết bà chỉ có một mình cô, chẳng may cô có mệnh hệ nào thì bà sống sao nổi?

Nói đến đấy bất giác hai hàng nước mắt phu nhân ứa ra.

- Xin phu nhân đừng lo buồn � Thúy Hồng sụt sùi nói � Con chắc cô con thế nào cũng qua khỏi.

- Tất cả thầy thuốc danh tiếng trong thiên hạ bà đã mời đến cả rồi, cô đau ra sao và bị bệnh gì, cho đến nay họ đều không biết.

- Con chắc nguyên nhân chứng bệnh của cô là....Thúy Hồng ngập ngừng, không dám nói tiếp.
- Con cứ nói đi, Thúy Hồng!

- Xin phu nhân đừng trách mắng cô con thì con mới dám nói!

- Chỉ mong cô con khỏi bệnh là mừng rồi, chứ bà còn trách mắng cô con cái gì?

- Con chắc có lẽ vì cô con thấy ông Vạn Kim hòa thượng mà về sinh bệnh....
Nghe xong, Vương phu nhân thở dài não nuột: ái tình ở đời làm khổ người ta đến thế! Vì quá thương con, bà quyết định đến hỏi lại con cho rõ để tìm cách lo liệu. Vương phu nhân tiến vào phòng và ngồi bên giường bệnh của con gái.

- Con, hiện giờ con thấy trong người thế nào? Bà đưa tay sờ trán con rồi lại nắm lấy bàn tay nàng.

- Mẹ, con sợ con khó sống quá!

Vương tiẻu thư nói qua giọng nức nở.

Con đừng nói dại! Mẹ thương con lắm, con muốn gì con cứ nói, mẹ sẽ vui lòng làm cho con được như ý.Vương tiẻu thư ứa hai hàng lệ, nàng đưa bàn tay gầy yếu, trắng bệch, nắm chặt lấy bàn tay của mẹ nàng:

Mẹ! Con biết mẹ thương con lắm, song con là đứa con bất hiếu! Con không còn muốn gì nữa, con chỉ nghĩ đến công ơn của cha mẹ, con xin cha mẹ tha thứ, con nguyện kiếp sau đền đáp lại.
- Con! Vương phu nhân hiền từ gọi con � Mẹ đã hiểu rõ bệnh trạng của con, đợi cha con về mẹ sẽ bàn tính, mẹ nhất định làm đúng như ý nguyện của con.

- Mẹ nói gì cơ?

Sau khi nghe mẹ nàng nói, Vương tiẻu thư có cảm tưởng như vừa nghe tiếng sét đánh ngang đầu, toàn thân nàng nóng bừng.

- Con ạ, con không nên dấu mẹ nữa, vừa rồi Thúy Hồng đã nói cho mẹ biết hết rồi, con cứ yên tâm, mẹ có phải người xa lạ đâu? Mẹ có bổn phận phải lo liệu cho con kia mà.Trên đôi má xanh xao, tiều tụy của Vương tiẻu thư, bỗng nổi lên một ráng hồng hồng.

- Con xin cha mẹ tha tội cho con, con đã không có đức tính của một người con gái, làm ô nhục gia phong tổn thương danh dự, thực con không còn xứng đáng là một người con của một vị Tướng quốc! � Vừa nói nàng vừa khóc � Song thưa mẹ, con không biết làm cách nào để khắc phục được tình cảm của con, vì dầu sao, con cũng chỉ là một người con gái!

- Không phải nói gì nữa hết � Vương phu nhân an ủi con � Cha mẹ sẽ bàn tính việc này. Vì con không có anh em trai, cha mẹ có thể bảo sư bác ấy hoàn tục và bắt vào làm rể trong tướng phủ. Nghe xong, Vương tiẻu thư vừa mừng vừa thẹn và lập tức nàng cảm thấy trong người nhẹ nhõm, khoan khoái, bệnh tình thuyên giảm rất nhiều. Hy vọng và hạnh phúc lại bừng lên trong lòng nàng.Vương tể tướng từ trong triều xin phép về, Vương phu nhân đem hết tình hình thuật lại và bày tỏ ý định của mình cho ông nghe, song Vương tể tướng cho rằng giải pháp ấy không thể được. Ông là người rất thông hiểu Phật pháp, theo ông thì việc xuất gia học đạo không phải dễ; từ xưa đã có câu "Xuất gia học đạo là việc của kẻ đại trượng phu, không phải người tầm thường có thể làm được", mình đã không thể khuyến khích được người khác học đạo thì thôi, chứ sao lại đi khuyên người xuất gia hoàn tục, đó là việc làm trái đạo lý và rất tội ác!

- Phật pháp cũng như lương tâm đều không cho phép chúng ta làm thế! Vương tể tướng kiên quyết trả lời.

- Vậy ông nỡ nhẫn tâm ngồi nhìn con chết sao?

Vương phu nhân vừa khóc vừa hết sức thuyết phục chồng, cuối cùng Vương tể tướng buông một tiếng thở dài rồi đành nhận lời đến chùa Sùng Ân gặp hòa thượng Thiên Ẩn � sư phụ Ngọc Lâm � để thương lượng
Sau khi gặp hòa thượng Thiên Ẩn, Vương tể tướng thành thật kể lại câu chuyện đau lòng trong gia đình cho hòa thượng nghe.Hòa thượng Thiên Ẩn tự nghĩ: 1) Vì quyền thế của tể tướng nên không phải tội; 2) Mình đã biết rõ đây là nghiệp duyên của Ngọc Lâm từ kiếp trước còn rớt lại để thử thách đạo tâm của Ngọc Lâm, bởi thế ngài đáp:

- Theo ý lão tăng thì Phật pháp là đạo cứu người, tể tướng đã nói là cần phải cứu sống lệnh ái thì việc đó có thể phương tiện được, song không biết ý kiến của Ngọc Lâm thế nào?

- Hòa thượng đã cho phép, chúng tôi có thể nói chuyện với Ngọc Lâm?

Hòa thượng trụ trì cho người gọi Ngọc Lâm lên, chỉ vào Vương tể tướng nói:
- Đây là đương triều Vương tể tướng, từ hôm Thiên Kim tiểu thư gặp bác đến nay nhớ nhung mà thành bệnh, bệnh này là do bác gây nên, bởi vậy, sau khi bàn tính, tể tướng và thầy muốn bác đến để chữa cho tiểu thư...
- Bạch sư phụ, không được! � Ngọc Lâm sợ hãi, vội cắt ngang lời hòa thượng trụ trì � Con không hiểu gì về y học, mà từ trước đến nay cũng không học thuốc, vậy làm sao con có thể chữa được bệnh?!
Nghe Ngọc Lâm nói hòa thượng và Vương tể tướng nhìn nhau cười thầm.

- Chủ ý của Tể tướng không phải muốn bác đến bắt mạch, kê đơn, mà là muốn bác vào làm rể trong tướng phủ! � Hòa thượng trụ trì bảo Ngọc Lâm ngồi xuống chiếc ghế nhỏ bên cạnh.

Bây giờ Ngọc Lâm mới hiểu rõ câu chuyện.
Nhìn vẻ mặt tuấn tú và phong độ thanh nhã của Ngọc Lâm, Vương tể tướng thầm nghĩ: đẹp trai như thế không trách con mình mê như điếu đổ là phải, mình được người con rể ấy cũng xứng đáng lắm. Rồi ông nhanh nhẩu tự giới thiệu với Ngọc Lâm:

- Bạch hoà thượng � Ngọc Lâm vừa nói vừa đưa mắt nhìn Vương tể tướng � việc này kỳ quá ạ! Người xuất gia, nếu không thể giữ được giới cấm, mà phải bỏ để hồi tục, thì việc đó chính Phật cũng cho phép, không phải chuyện xấu xa. Song con xuất gia đầu Phật từ năm mười chín, đến nay đã hai mươi lăm tuổi, con chưa từng phạm quy luật thuyền gia, mà cũng không có tình ý với Thiên Kim tiểu thư, nay lại bảo con bỏ giới để hồi tục, thì ngay từ lúc đầu con xuất gia làm gì? Vả nữa sự sống, chết và tất cả khổ não của kiếp người đều do lòng ái dục mà có, con vì sợ đắm chìm trong bể sinh tử, ái dục, nên mới bỏ cả cha mẹ, họ hàng, quê hương, bè bạn đến nương nhờ dưới bóng Phật đài, gần gũi hòa thượng để cầu học, tại sao bây giờ lại bắt con bỏ con đường sáng sủa, bằng thẳng, để trở về con đường tối tăm, khúc khuỷu, thì làm thế nào một ngày kia con vượt qua được bể khổ sinh tử?

Vương tể tướng và hòa thượng Thiên Ẩn tỏ vẻ cảm phục vô cùng
- Bạch hòa thượng � Ngọc Lâm nói tiếp � con xuất gia học đạo không phải để cầu sự sung sướng, vui thú tạm bợ của kiếp người, và cũng không phải vì cuộc sống nhàn tản vô tư. Hòa thượng đã từng dạy chúng con là một khi mất cái thân này rồi thì muôn kiếp khó được sinh lại, vậy chúng con không nên sống cuộc đời vô vị cho qua ngày đoạn tháng để luống phí một kiếp. Đại đa số người đời chỉ lăn lộn trong vòng tài sắc, danh lợi, họ không bao giờ nghĩ đến con đường chung cùng của họ sẽ đi đến đâu. Xin hòa thượng và Vương tể tướng nghĩ lại cho con cũng như mọi người đều được giải thoát yên vui.
- Song vì cứu người nên Phật pháp cũng cho phương tiện. � Vương tể tướng tuy rất khâm phục nhân cách của Ngọc Lâm, nhưng nghĩ đến con đang mê man trên giường bệnh và đôi mắt đẫm lệ của phu nhân, ông bất đắc dĩ phải bày tỏ quan điểm của mình.

Ngọc Lâm sửa lại cổ áo và giọng nói nặng nề:

- Tuy nói thì như thế, song trên thực tế, nếu làm ra, danh dự của Phật giáo cũng như gia phong trong quí phủ, đứng về phương diện phong tục tập quán mà xét, đều bị tổn thương. Vậy tốt hơn đừng để vấn đề cá nhân làm mất ảnh hưởng của đại thể.

Song Vương tể tướng là người rất thâm hiểu giáo lý nhà Phật:

- Tâm tốt thì có kết quả tốt, Bồ Tát cứu người không màng đến sự khen, chê của thế gian!

- Ngọc Lâm, lời Tể tướng nói rất đúng, con hãy bằng lòng đi! � Hòa thượng Thiên Ẩn lại chêm vào một câu.
Lòng Ngọc Lâm hoang mang, bao nhiêu tư tưởng bời bời trong đầu óc chàng. Chàng tự nghĩ: xưa nay hòa thượng là người coi việc giữ giới hơn cả tính mệnh, tại sao hôm nay lại dễ dãi như thế? Nếu bảo sợ uy quyền của Vương tể tướng thì không đúng, vì từ trước đến giờ hòa thượng vốn không sợ người quyền thế; còn ham tiền tài cũng không phải, vì hòa thượng có tiền cũng cho người khác chứ có giữ đâu. Có lẽ vì nghiệp chướng mình nặng nề? Hay mình kém phúc, không xứng đáng sống trong cảnh thanh tịnh trang nghiêm?

- "Chao ôi! Sao mình lại gặp ma nạn như thế này?" � Ngọc Lâm than thầm.
- Ngọc Lâm! � Hòa thượng Thiên Ẩn cắt đứt dòng tư tưởng lan man của chàng - tinh thần lợi tha của Bồ Tát không phải xa lánh chúng sinh, mà là tùy duyên hóa hiện để cứu độ chúng sinh, đó mới là chân tinh thần của Bồ Tát, sao con cứ bo bo ôm lấy khí phách hẹp hòi như vậy? Những lời thuyết pháp của Hòa thượng trụ trì bỗng khiến Ngọc Lâm thức tỉnh, chàng trầm tư một lát, định tâm lại, rồi thản nhiên nói:

- Hòa thượng đã dạy thế, con cũng xin một việc.
- Việc gì?

- Nếu Vương tiẻu thư theo điều kiện của con, con sẽ bằng lòng ngay, bằng không, đã chẳng cứu được người có khi lại bị người lôi cuốn.

- Rất dễ! Rất dễ! � Vương tể tướng mừng thầm � Xin người cứ nói, chỉ mong người nhận lời, còn bất cứ điều kiện nào chúng tôi cũng xin theo.

- Điều kiện của tôi giản dị lắm, nghĩa là, phàm việc gì tiểu thư cũng phải theo tôi, tôi bảo thế nào phải vâng như vậy.

Ngọc Lâm hùng dũng đưa điều kiện của mình nói với Vương tể tướng!

- Phu xướng, phụ tùy, cổ nhân đã dạy như thế, điều kiện của người rất hợp tình hợp ý, tôi có thể thay cho con tôi để thừa nhận.

- Cũng cần tôn trọng sự tự do của tiểu thư, phải tự lệnh ái thừa nhận mới được!

Lúc ấy, lời nói, thái độ và âm thanh của Ngọc Lâm đúng như một người trung niên đã lão luyện và từng trải việc đời.

Vương tể tướng cho ý kiến Ngọc Lâm rất đúng, ông gật gù khen thầm, không ngờ người thanh niên tu hành, mà hiểu rõ sự, lý như vậy, nói câu nào cũng như đinh đóng cột. Ông có cảm tưởng cho rằng mình được người con rể có kiến thức như thế cũng đáng mừng cho dòng họ Vương, và con mình cũng có một người chồng trẻ tuổi, tuấn tú và có tài, thì chắc sung sướng trọn đời.

- Hòa thượng còn điều gì chỉ giáo thêm?

Vương tể tướng hỏi hòa thượng Thiên Ẩn.

- Thưa không còn điều gì.
- Vậy tôi xin kiếu. Tôi sẽ cho người đến trả lời ngay, song tôi có thể bảo đảm là nhất định con tôi sẽ chấp thuận điều kiện đó.

Nói xong, Vương tể tướng đứng dậy cáo từ ra về.

Không bao lâu, Vương tể tướng cho người đến nói là Vương tiẻu thư đã tự mình chấp nhận điều kiện của Ngọc Lâm. Tin ấy như một vết dầu loang truyền khắp trong chùa. Những người thiển kiến thấy hoàn cảnh của Ngọc Lâm mà thèm, vì họ cho rằng chàng sẽ sống trong cảnh vinh hoa phú quý, không còn phải buồn lo việc gì; còn những người tương đối có tâm tu học thì hối tiếc vô cùng, vì theo họ thì viên ngọc trong sáng từ đây sẽ trở nên nhơ nhớp, lấm láp.
Ngọc Lâm là người Giang Tô, thân phụ chàng họ Dương, chàng rất có hiếu với cha mẹ, song nhất đán khẩn cầu cha mẹ cho phép xuất gia học đạo. Nghe tin ai cũng sửng sốt, không ngờ một người thanh niên tự nguyện xuất gia, mà nay lại bỏ giới cấm để trở về với tục lụy.Nhưng không một ai biết trong lòng Ngọc Lâm đang toan tính những gì.
HET CHUONG 3
TVHS